Chung tay ủng hộ diễn đàn Keyboard Việt >>>

liemS770

Thượng Đế
Không mở được thư mục bạn ơi . Dù sao cung cảm ơn bạn nhiều
 

cuongorgan

Moderator
Hướng dẫn cắt EQ trong MIX vocal, những nguyên tắc quan trọng

EQ (Equalization) là một trong những bước cơ bản không thể thiếu khi làm chỉnh vocal chuyên nghiệp, đặc biệt là trong thu âm nhạc hoặc thu âm quảng cáo. EQ giúp loại bỏ các tần số xấu ra khỏi âm thanh đồng thời tăng cường các tần số tốt để đầu ra của vocal nghe hay hơn, chuyên nghiệp hơn hoặc theo đúng ý của người chỉnh. Trong bài viết này VNVO Studio sẽ giới thiệu các nguyên tắc cơ bản nhất để làm EQ cho thu âm quảng cáo, đồng thời giới thiệu đặc tính của từng khoảng tần số cơ bản để người chỉnh tác động để có được đầu ra của vocal theo đúng ý của mình.
Xem thêm:
1. EQ là gì?
Theo Wikipedia, EQ là “quá trình điểu chỉnh sự cân bằng giữa các dải tần số (âm thanh) trong một tệp âm thanh số”. Nói đơn giản thì EQ là việc điều chỉnh tăng giảm các khoảng tần số âm thanh để được đầu ra như mong muốn. Ví dụ, khi thu âm quảng cáo, người thu cần làm cho file thu nghe ấm hơn, hoặc nghe sáng hơn, dầy hơn, trong hơn, hoặc đơn giản là loại bỏ tiếng vọng, tiếng ồn nền, EQ đều có thể thực hiện được bằng cách tác động vào đúng tần số gây ra các ảnh hưởng đó.
2. Dùng tool nào để làm EQ
Hiện tại hầu hết các DAW (Digital Audio Workstation – phần mềm chỉnh âm thanh số) đều tích hợp sẵn các plugin để làm EQ, như Adobe Audition, Audacity, Pro Tool…Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng plugin của bên thứ 3 chuyên về EQ để thực hiện cân bằng âm. Bản chất của các plugin này là cho phép người dùng can thiệp vào việc tăng, giảm ở một hoặc một khoảng tần số nhất định của file âm thanh. Điểm khác nhau là ở giao diện người dùng và các tính tăng tích hợp có sẵn để giúp việc thực hiện được nhanh hơn và trực quan hơn (như đồ thị). Bạn có thể bắt đầu với các plugin tích hợp sẵn trong Adobe Audition hoặc Audacity, đây là các plugin EQ rất mạnh và chuyên nghiệp nếu sử dụng đúng cách.
Cắt EQ trong vocal

3. Nguyên tắc cơ bản để làm EQ
Trong thu âm, đặc biệt là và thu âm nhạc, người chỉnh cần ghi nhớ các nguyên tắc cơ bản sau trước khi bắt tay vào làm EQ:
Nguyên tắc 1: Cắt trước khi đẩy (boost)
Đặt câu hỏi: có thể cắt các tần sốnào để được hiệu ứng như ý muốn, trước khi thực hiện việc đẩy các tần số khác lên. Ví dụ: Nếu bạn muốn giọng thu âm ấm hơn, cân nhắc việc cắt các tần số (ví dụ trong khoảng 6-10kHz) trước khi thực hiện đẩy tần số (ví dụ trong khoảng 100-300kHz). Luôn nhớ: cắt giúp âm thanh nghe hay hơn, trong khi đẩy giúp tạo ra sự khác biệt cho file âm thanh. Trong phần sau của bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn cần cắt những tần số nào trong âm thanh.
Nguyên tắc 2: Không bao giờ tăng giảm quá 5db
Để âm thanh nghe tự nhiên và không quá nhân tạo, chỉ cắt hoặc đẩy tần số không quá 5db. Đương nhiên đây chỉ là mức tham khảo, trong nhiều trường hợp việc đẩy hoặc cắt quá 3db đã làm biến dạng quá nhiều âm thanh, trong nhiều trường hợp khác, tăng giảm lên 7db vẫn không làm ảnh hưởng quá nhiều đến vocal. Nguyên tắc cơ bản để có được file thu âm quảng cáo hoặc thu âm bài hát nghe tự nhiên là không tăng hoặc giảm quá nhiều. Thêm một chút hiệu ứng có thể bạn không nhận ra ngay sự khác biệt nhưng đó là nguyên tắc của việc làm EQ.
Nguyên tắc 3: Cắt hết các tần số dưới 80Hz
Các âm có tần số dưới 80Hz đều là các tạp âm, âm gây nhiễu và tiếng ồn nền. Toàn bộ âm chính của vocal nằm trong khoảng 100-300kHz. Vì thế bạn nên bỏ hết tất cả các âm dưới 80Hz
Nguyên tắc 4: Cắt ở khoảng hẹp và đẩy ở khoảng rộng
Khi muốn cắt các âm xấu, cắt ở dải hẹp nhất có thể. Ngược lại, khi muốn đẩy các âm tốt, cần đẩy ở dải rộng nhất có thể để tạo được hiệu ứng cao nhất.
Nguyên tắc 5: Nghe và nghe
Các file âm thanh số đều có quy luật giống nhau, tuy nhiên tần số cụ thể của từng đặc điểm âm lại khác nhau tùy thuộc từng file thu. Người chỉnh cần nghe để kiểm tra sau mỗi lần thực hiện EQ để tìm ra được setting tốt chất cho vocal của mình. Việc áp dụng các setting có sẵn hoặc máy móc sẽ không tạo được hiệu ứng EQ như mong muốn vì mỗi vocal có một đặc tính khác nhau.
4. Phân loại các dải tần số âm thanh
Trong bước này VNVO Studio sẽ nêu đặc tính của từng dải tần số nhất định để người chỉnh có thể tác động khi muốn EQ theo ý muốn của mình. Luôn nhớ các con số trong dải chỉ là tương đối, con số chính xác tùy thuộc vào từng vocal cụ thể mà người chỉnh cần áp dụng nguyên tắc nghe để tìm ra.
Dải 1: Dưới 80Hz (Low-end)
Các âm thanh ở tần số này chứa phần lớn là tạp âm, tiếng ồn nền và không có nhiều năng lượng âm chính của vocal. Các âm trong tần số này hoàn toàn không có ích cho vocal, ngược lại là các tần số cần phải cắt bỏ để loại bỏ tạp âm và các âm thanh nhiễu khác.
Dải 2: 100-300Hz (Boominess)
Đây là dải tần số chính của vocal, chứa phần lớn các âm cơ bản của vocal. Vì thế đây là dải tần số cần quan tâm nhiều vì có thể tạo ra được sự khác biệt cho âm thanh. Tăng 2-4db ở dải tần số này làm vocal nghe ấm hơn, ngược lại giảm 2-4db có thể làm vocal nghe ít đục hơn. Ví dụ, trong thu âm quảng cáo khi muốn vocal nghe ấm hơn, bạn thể cân nhắc tăng 2-3db ở dải tần số này. Ngược lại nếu vocal có quá nhiều bass và nghe đục thì cần cắt ở dải này.
Dải 3: 350-600Hz (Boxiness)
Đây là dải trung, phần “body” của vocal, là dải chuyển tiếp kết nối giữa dải tần số thấp và cao của vocal. Cần hết sức cẩn thận khi can thiệp điều chỉnh tăng giảm ở dải tần số này vì có thể tạo ra biến dạng cho âm thanh. Âm trong dải này thường nghe rỗng, nhạt và vọng. Cắt một ít trong giải này giúp âm thanh nghe đỡ rỗng và vọng hơn. Trong thu âm quảng cáo, dải này thường được cắt nhiều hơn là đẩy.
Dải 4: 1-4kHz (Nasal & Honkiness)
Đây là giải của các âm “mũi”. Âm quá dẩy ở tần số này có thể làm cho âm thanh nghe không dễ chịu hoặc chói. Ngược lại âm trong dải quá mỏng có thể tạo ra cảm giác giọng nói được nói từ xa, nghe đục và nghẹt.
Dải 5: 5-8kHz (Clarity & Presence)
Dải tần số giúp vocal nghe rõ hơn và hiện diện hơn. Tuy nhiên đây cũng là dải chứa các âm xuýt (các âm nghe như tiếng huýt sáo). Thông thường cắt trong dải này thường giúp các âm nghe trong hơn, rõ hơn, đẩy quá nhiều trong dải thường làm các âm nghe chói tai và khàn hơn. Điều chỉnh ở một mức độ nhất định trong dải sẽ giúp vocal nghe sáng hơn và rõ hơn. Trong thu âm quảng cáo, thông thường sẽ tăng 2-4db nếu muốn vocal nghe khàn hơn hoặc giảm 2-4db nếu muốn vocal nghe trong và nhẹ nhàng hơn.
Dải 6: 10-20kHz (Breath & Air)
Đây là dải tần cao nhất của âm. Tăng nhẹ tần số 2- 4db giúp âm nghe sáng hơn và bay bổng hơn. Trong thu âm quảng cáo dải tần này thường được tăng lên để âm nghe rõ và sáng hơn.
5. Kết luận về EQ
Để có thể thực hiện tốt EQ cho vocal, người chỉnh cần thực hành và luyện cho tai nghe được sự khác biệt dù rất nhỏ khi tăng giảm các tần số. Cần thực hiện các bước điều chỉnh – nghe – điều chỉnh -nghe để tìm ra được khoảng phù hợp với mỗi vocal. Thông thường trong thu âm quảng cáo, các dải tần số thấp và cao thường được tăng cường, và dải trung thường được cắt đi 2-4 db để giúp âm nghe sáng, ấm và rõ hơn. Tuy nhiên tùy đặc tính từng vocal các setting có thể khác nhau.
 

Similar threads

Trả lời
1
Lượt xem
443
Trả lời
0
Lượt xem
766

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
1,612
Bài viết
5,483
Thành viên
17,420
Thành viên mới nhất
Benokeybooard

Latest threads

Top